5 LOẠI MÁC THÉP THƯỜNG DÙNG CHO SẢN XUẤT THANH REN, BU LÔNG, ỐC VÍT

5 LOẠI MÁC THÉP THƯỜNG DÙNG CHO SẢN XUẤT THANH REN, BU LÔNG, ỐC VÍT

Thanh ren, bu long, ốc vít được sử dụng  rất nhiều trong các lĩnh vực  như xây dựng, cơ khí, nội thất… Ở mỗi lĩnh vực, các kĩ sư, kiến trúc sư, nhà thầu sẽ đưa ra các nghiên cứu về yêu cầu kĩ thuật cho từng sản phẩm để đảm bảo được độ an toàn cho sản phẩm. Bởi thanh ren, thanh ren vuông, đai treo ống, bu long, ty ren được chế tạo từ những nguyên liệu khác nhau mà thép và vật liệu chính. Với mỗi tỉ lệ khác nhau lại cho những thông số kĩ thuật khác nhau theo yêu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng và yêu cầu về một sản phẩm hoàn hảo, chất lượng.

Mác thép sản xuất thanh ren, bu lông, ốc vít

Một số loại mác thép dùng sản xuất thanh ren, bu lông...

Một số mác thép dùng sản xuất thanh ren, bu long:

1. Mác thép Nga

1.1 .Thép Cacbon thông dụng theo tiêu chuẩn GOST 380-88.

Ký hiệu mác thép: CT3nc,  CT3kn, CT3cn,  CT4kn, CT4nc,  CT4cn, CT5kn, CT5nc,  CT5cn

Trong đó:

CT: ký hiệu thép (thép cacbon) thông dụng

kn: Thép sôi

nc: Thép nữa sôi

cn: Thép lắng

      1. 2.Thép cacbon chất lượng theo tiêu chuẩn GOST 1050: 20nc, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55

Trong đó: các con số biểu thị thành phần nguyên tố cacbon. Ví dụ: Mác thép 35 có nghĩa là thành phần hoá học nguyên tố C trung bình: 0.35%

       1. 3 Thép kết cấu hợp kim:

Ký hiệu mác thép: 15X, 20X, 30X, 35X, 40X, 45X...(X là ký hiệu của  nguyên tố Cr)

Trong đó: Hai chữ số đầu biểu thị hàm lượng cacbon trung bình, Chữ cái sau là ký hiệu nguyên tố hợp kim có trong mác thép.

Ví dụ: 20X: trong đó: 20: Thành phần cabon trung bình: 0.2%

X: ký hiệu nguyên tố Cr

Đây là loại mác thép được sử dụng phổ biến trên thị trường trong ngành vật liệu xây dựng đặc biệt là sản xuất, gia công thanh ren, bu long.Tại Thịnh Phát, các sản phẩm thanh ren, bu long được sản xuất chủ yếu từ loại mác thép CT3, CT45…đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật của các công trình.

2. Mác thép Trung quốc:

2.1 Thép kết cấu cacbon thông dụng theo tiêu chuẩn GB 700-88:

Ký hiệu mác thép: Q195, Q235A, Q235B, Q235C, Q235D, Q255A, Q255D, Q275...

Trong đó:        

Q - lấy giới hạn chảy của vật liệu thép để đặt tên.

Các chữ số phía sau biểu thị giới hạn chảy MPa.

Các chữ cái phía sau thể hiện đẳng cấp chất lượng

Ví dụ: Q235A: Trong đó: Q là ký hiệu của mác thép

Giới hạn chảy của mác thép: sc = 235 Mpa

Thép đạt cấp chất lượng A

2.2. Thép cacbon chất lượng theo tiêu chuẩn GB 699-88:

Ký hiệu mác thép: 15Mn, 20Mn, 25Mn, 30Mn, 35Mn, 40Mn, 45Mn…

Trong đó:        

Hai chữ số đầu biểu thị thành phần cacbon trung bình.

Phía sau là các nguyên tố hợp kim

Ví dụ: 30Mn:

Trong đó:        

 Thành phần cacbon trung bình: 0.3%

Mn: Nguyên tố hợp kim.

2.3. Thép hợp kim thấp độ bền cao theo tiêu chuẩn GB/T1591-94:

Ký hiệu mác thép: Q295, Q345A, Q345B, Q345C, Q345D, Q345E, Q390A, Q390B, Q390C, Q390D, Q390E, Q460C, Q460D, Q460E

Trong đó:        

Q – lấy giới hạn chảy của vật liệu thép để đặt tên.

Các chữ số phía sau biểu thị giới hạn chảy MPa.

Các chữ cái phía sau thể hiện đẳng cấp chất lượng

Ví dụ: Q460C

 Trong đó:

Q là ký hiệu của mác thép

Giới hạn chảy của mác thép: sc = 460 Mpa

Thép đạt cấp chất lượng C

2.4. Thép hợp kết cấu hợp kim thấp theo tiêu chuẩn GB 1591-88:

Ký hiệu mác thép: 09MnV, 09MnNb, 09Mn2, 16Mn, 15MnV…

3. Mác thép Nhật bản:

3.1. Thép cacbon thông thường theo tiêu chuẩn JIS G3101-1987:

Ký hiệu mác thép: SS330, SS400, SS490, SS540..

Trong đó:

S - thép (Steel)

S (tiếp theo) - Dùng trong kết cấu (Structural)

Các thông số phía sau là giá trị độ bền kéo min

Ví dụ: SS440

Trong đó: 400 - là độ bền kéo ³400 MPa

3.2. Thép kết cấu hàn:

Ký hiệu mác thép: SM400A, SM400B, SM400C, SM490A, SM 490B, SM490C...

Trong đó:

S - Thép (Steel)

M - Cacbon trung bình (Medium carbon)

Các chữ số phía sau là giá trị độ bền kéo min

Các chữ cái phía sau biểu thị đẳng cấp chất lượng

4. Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam

4.1 Thép cácbon thông dụng theo tiêu chuẩn TCVN 1651-85:

Ký hiệu mác thép: CT31,CT33, CT34, CT38, CT42, CT51, CT61

Mác thép tiêu chuẩn VN sản xuất thanh ren

Mác thép thep tiêu chuẩn VN dùng sản xuất thanh ren, bu lông, ốc vít.

Trong đó:

C - Cácbon, T- Thép, chỉ số xx là giới hạn bền kéo của thép đạt được, Ví dụ CT38 : 38kg/mm2 ~~ 380 N/mm2

4.2. Thép cacbon chất lượng :

Ký hiệu mác thép: C10, C15, C25, C45 , C50 … trong đó xx chỉ %C

Ví dụ :

C45 thì có 0.45 % C

5. Thép không gỉ

Thép không gỉ hay còn gọi là INOX là một dạng hợp kim của sắt, chứa tối thiểu 10.5% crom. Loại thép này ít bị ăn mòn hoặc biến màu như thép thông thường khác.

Trải qua gần một thế kỉ ra đời, thép không gỉ được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau. Riêng với ngành sản xuất thanh ren bu long, thép không gỉ là nguyên liệu quan trọng sử dụng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt khi tiến hành thi công, lắp đặt.

Có 4 loại thép không gỉ chính:

Austenitic: là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…

Ferritic: là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409... Loại này có chứa khoảng 12% - 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà...

Austenitic-Ferritic (Duplex): Đây là loại thép có tính chất "ở giữa" loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển... Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…

Martensitic: Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao...

Việc lựa chọn các loại mác thép phù hợp sẽ giúp cho các sản phẩm thanh ren,thanh ren vuông, bu lông hoặc bất kì sản phẩm vật tư phụ trợ nào đáp ứng được đúng yêu cầu kĩ thuật của công trình  trong điều kiện hội nhập, ngành xây dựng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước và trên toàn cầu. Các sản phẩm như thanh ren, bu long dù mang danh là “ phụ trợ” nhưng lại là yếu tố sống còn cho rất nhiều lĩnh vực.

Bài liên quan

Top