Tổng Quan Bulong Cường Độ Cao

Tổng Quan Bulong Cường Độ Cao

 Hiện nay các công trình xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp, trung tâm sản xuất, các trung tâm thương mại, khu đô thị tại các thành phố lớn đang xây dựng rất nhanh về mặt hiện đại hóa và công nghiệp hóa nên do đó cần đảm bảo về chất lượng để có công trình tốt nhất.

Chính vì vậy, việc phát triển và sản xuất sử dụng các loại bu lông cường độ cao để đảm bảo sự an toàn cho công trình xây dựng là vấn đề cực kì quan trọng. Tuy nhiên, tùy từng hạng mục công trình để có thể lựa chọn những loại bu lông xiết thích hợp, đạt tiêu chuẩn nên không phải công trình nào cung có lựa chọn giống nhau về mục đích sử dụng bu lông cường độ cao.


1.Đặc điểm bulong cường độ cao

 Bu lông cường độ cao là loại bu lông được chế tạo từ hỗn hợp thép và các bon. Độ bền của bu lông càng cao thì lượng cacbon trong thép càng lớn. Trên thị trường các loại bu lông cường độ cao gồm: 8.8, 10.9, 12.9…

Khác với những loại bu lông inox thông thường, bu lông cường độ cao được chế tạo từ các mác thép cường độ cao, tương đương với cấp độ bulong thành phẩm. Bu lông cường độ cao có độ cấp bền phổ biến là 8.8, 10.9, có màu đen hoặc xi.

Tùy vào thành phần cấu tạo, đặc thù công việc và mục đích sử dụng mà người ta sử dụng các loại bulong khác nhau. Với bu lông cường độ cao, người ta thường sử dụng nó trong ngành công nghiệp xây dựng, lắp đặt nhà kèo là chủ yếu.

2.Các loại bulong cường độ cao
Nhìn chung sản phẩm bu lông cường độ cao trong kết cấu thép được chia thành 3 loại:

 +liên kết chịu cắt

 +liên kết không trượt

 +liên kết chịu kéo.


-Trong liên kết chịu cắt, lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Liên kết này đơn giản, dễ thi công, chịu lực khỏe nhưng có nhược điểm là bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Với những kết cấu nhà không chịu ảnh hưởng của sự trượt này thì thường hay sử dụng loại liên kết này. Bu lông không cần xiết quá chặt, mà chỉ cần xiết chặt sao cho không có khe hở giữa các bản thép.  Vì vậy, nếu dùng bu lông cường độ cắt trong liên kết này thì bu lông không cần xiết quá chặt, chỉ cần dùng 1 Clê chuẩn là đủ. 
-Với liên kết không trượt, cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng bu lông được xiết chặt ở mức tối đa để gây ma sát giữa các bản thép, không cho trượt. Liên kết này dùng cho những kết cấu không cho trượt như: cầu, dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động…Bu lông trong kết cấu này phải được xiết đến một lực căng lớn được tính toán kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư từ trước đó. Bên cạnh đó, vấn đề quan trọng nữa là việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế. 
-Bu lông chịu kéo, trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, (ví dụ: liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà. Tiêu chuẩn TCVN không yêu cầu xiết bu lông chịu kéo như thế nào, nhưng tiêu chuẩn các nước (Mỹ, châu Âu, Úc…) đều yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn lực nó sẽ chịu khi làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách ra.
Không chỉ riêng bu lông cường độ cao, các sản  phẩm như thanh ren, ty ren, đai treo, kẹp xà gồ, đai treo ống, ốc vít nếu dùng trong những hạng mục công trình đòi hỏi sức bền cao thì cũng cần đạt tiêu chuẩn  chất lượng được định sẵn mới có thể đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình xây dựng để phục vụ cho đời sống sản xuất và phát triển của con người.

Bài liên quan

Top